Thông tin lý luận Thông tin lý luận
PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

 

  

Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử các nhân (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh… Truyền thông mạng xã hội là một dòng chảy thông tin trên nền tảng dịch vụ công nghệ mạng xã hội; được nâng đỡ bởi hệ thống công nghệ mới ngày càng tiện ích hơn. “Truyền thông mạng xã hội đã trở thành kênh trao đổi thông tin nhanh nhạy, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dùng”[1]. Mạng xã hội và truyền thông xã hội đem lại cho con người rất nhiều tiện ích, phục vụ cho các nhu cầu xã hội như: kết bạn, giải trí, kinh doanh, bày tỏ quan điểm, phản biện, lan toả thông tin tốt đẹp.

 Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, mạng xã hội và truyền thông xã hội cũng có những tác động tiêu cực, ẩn chứa những nguy cơ phức tạp, khó lường; đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia, làm đảo lộn giá trị văn hoá truyền thống dẫn đến xói mòn đạo đức xã hội. Lợi dụng thế mạnh của mạng xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội với mục địch xấu nhằm làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân.

Việt Nam là nước có tỷ lệ người sử dụng internet và mạng xã hội tương đối cao: “64 triệu người sử dụng internet, 62 triệu người sử dụng mạng xã hội; Việt Nam xếp vị trí thứ 7 trong số các nước có lượng người dùng facebook cao nhất thế giới”[2]. Nhìn chung, người dùng mạng xã hội có trình độ tương đối cao, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Thực tế cho thấy, ngoài việc sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích thì người dùng còn truy cập vào các trang web nước ngoài, các blog, diễn đàn, Youtube và dễ bị tác động bởi các thông tin xấu, độc được tung ra bởi các thế lực thù địch. Lợi dụng internet, website và mạng xã hội các thế lực thù địch xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo.

Để phát huy tính chủ động của cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, đối với cấp uỷ, tổ chức đảng

Chủ động trong xây dựng kế hoạch tiến hành công tác tư tưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục  lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; giáo dục niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, khi niềm tin được củng cố, tăng cường thì các bộ, đảng viên và Nhân dân sẽ “đề kháng”, “miễn nhiễm” hoàn toàn với các thông tin sai trái, thù địch.

Nâng cao tính chủ động của cấp uỷ, tổ chức đảng trong đấu tranh, phản các các quan điểm sai trái, thù địch; khắc phục tình trạng các cấp uỷ, tổ chức đảng ở cơ sở trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên, trong khi việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là phải thường xuyên, kịp thời. Thông tin chính thống muốn được đăng tải, chia sẻ phải thông qua sự kiểm duyệt về nội dung, trong khi thông tin giả, tin xấu độc được các thế lực thù địch tung ra liên tục không cần sự kiểm duyệt. Vì vậy, thông tin mang tính định hướng nhận thức tư tưởng thường đi sau các thông tin sai trái, thù địch. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng hệ thống các loạt bài chính luận, loạt thông tin chính thống để kịp thời phản bác. Nhiệm vụ này cần có sự thống nhất và định hướng của Thành uỷ và sự tham gia tích cực của cấp uỷ, tổ chức đảng ở cơ sở.

Cấp uỷ, tổ chức đảng cần coi trọng đánh giá kết quả thực hiện việc ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái, trước hết là sự suy thoái về tư tưởng chính trị; các văn bản chỉ đạo, thông tin về công tác tư tưởng của cấp trên phải được quán triệt đến cán bộ, đảng viên vào các kỳ sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ. Chủ động phát hiện cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” để uốn nắn và định hướng kịp thời những nhận thức lệch lạc, quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng.

Bám sát thực tiễn, nắm bắt dư luận xã hội, những vấn đề bức thiết đặt ra ở cơ sở và giải quyết kịp thời, không để tình trạng bức xúc không được giải quyết có thể trở thành điểm nóng. Khi những bức xúc của người dân không giải quyết kịp thời thì rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động.

Phát động phong trào và động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực tham gia các cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phê phán, phản bác những luận điệu xuyên tạc, những quan điểm sai trái, thù địch, giúp độc giả hiểu sâu sắc, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Khen thưởng, biểu dương những cán bộ, đảng viên có bài viết xuất sắc, những tập thể có nhiều cá nhân tham gia.

Cấp uỷ cần thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên cả trên không gian mạng, kịp thời nhắc nhở và xử lý cán bộ đảng viên đưa thông tin, ý kiến, hoặc bình luận mang tính chất tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh của cán bộ, đảng viên và uy tín của Đảng.

Thứ hai, đối với cán bộ đảng viên

Cán bộ, đảng viên thường xuyên nâng cao lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị;  nâng cao ý thức tự giác, kỷ luật trong khi tiếp xúc thông tin; nắm vững và chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin theo quy định của Hiến pháp, Luật Tiếp cận thông tin và Luật An ninh mạng.

Mỗi cán bộ đảng viên là một chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, tạo thành lực lượng to lớn, rộng khắp. Khắc phục tình trạng bàng quan, thờ ơ cho rằng nhiệm vụ này là của các cơ quan chuyên trách. Cán bộ, đảng viên cần tham gia chia sẻ, lan toả thông tin tích cực, tạo làn sóng lấn át thông tin tiêu cực. đồng thời vào các trang mạng như trang “Cờ đỏ” của Thành phố, “Hoa Bàng vuông” của Đảng uỷ Dân - Chính - Đảng Thành phố để chia sẻ thông tin tích cực, gương người tốt, việc tốt; phản biện lại những thông tin sai trái, phiến diện của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng còn xuất phát từ những hành động cụ thể gắn với công việc, cuộc sống hằng ngày; không tiêu cực, không xa hoa, lãng phí, không gây mất đoàn kết nội bộ; cán bộ, đảng viên phải tạo được lòng tin của Nhân dân qua hoạt động thực tiễn; khi dân đã có lòng tin, thì mọi thông tin nói xấu, bôi nhọ, hạ bệ cán bộ, đảng viên của thế lực thù địch đều bị vô hiệu hoá.

Cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần tự giác, chấp hành tốt kỷ luật phát ngôn; không tham gia đánh giá, nhận xét, bình luận trên các trang mạng xã hội với các nội dung chưa được kiểm chứng; không chụp ảnh, đăng tải hình ảnh, công việc mang đến bất lợi cho cơ quan, đơn vị trên các trang mạng xã hội. Thực hiện đúng 5K khi tiếp cận với các thông tin trên mạng xã hội (không vội tin ngay, không vội bấm like, không vội chia sẻ, không thêm bớt, không kích động). Đồng thời, cán bộ đảng viên phải biết phát huy những ưu điểm, lợi ích của mạng xã hội để tuyên truyền cho Nhân dân, người thân về các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước, quảng bá các hình ảnh, tấm gương người tốt, việc tốt đến với cộng đồng xã hội.    

Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng được coi là mặt trận xung kích, hàng đầu quyết định an nguy của Đảng, của chế độ. Đây là một cuộc chiến lâu dài, khó khăn và đầy thử thách. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển bùng nổ của internet, mạng xã hội và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng có những chiêu thức, thủ đoạn mới tinh vi hơn đặt ra cho Đảng nói chung và các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên cần nâng cao tính chủ động, tích cực trong phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

 

TS Trần Thị Hà Vân

Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ thành phố

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên  của Hootsuite và We Are Social.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

3. Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng.

4. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 25-10-2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

5. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Đảng bộ Thành phố
Hồ Chí Minh.


 

 



[1] Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng

[2]  Báo cáo thường niên của Hootsuite và We Are Social

CÁC TIN BÀI KHÁC:

Xem tin theo ngày

Ngày
Tin nổi bật Tin nổi bật
  Thăm, tặng quà cho 200 gia đình chính sách, người khuyết tât, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (10/12/2022)
  Hội thi văn nghệ dành cho đoàn viên, hội viên, người lao động, chủ đề "Ngời sáng niềm tin" (9/12/2022)
  Sinh hoạt chuyên đề “Tuổi trẻ Thành phố - Uống nước nhớ nguồn” tại Khu Di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (8/12/2022)
  2 Chi bộ cơ sở Kết nạp đảng viên mới từ đoàn viên công đoàn ưu tú (1/12/2022)
  Nhiều hoạt động và phúc lợi thiết thực dành cho thanh niên công nhân Thành phố Hồ Chí Minh (16/11/2022)
Hình ảnh hoạt động Hình ảnh hoạt động
Video Video